Quỹ ETF cơ cấu danh mục: Canh bán giá cao?
Ba cổ phiếu được đẩy trần trong phiên thì PVX giao dịch gần 16 triệu cp, VCG giao dịch 5 triệu cp, CTG tăng trần nhưng VN-Index lại mất điểm cuối phiên.

Ngày cập nhật : Thứ Ba, 12 Tháng Sáu 2012 13:59:43

Đóng cửa phiên giao dịch 11/6:

Trong khi HNX-Index vẫn duy trì được đà tăng đến cuối phiên, mặc dù mức tăng chỉ đạt 0,72 điểm (+0,96%) lên 75,8 điểm. Trong khi đó, VN-Index cuối phiên giảm nhẹ 0,4 điểm xuống 432,5 điểm (-0,1%).

Phiên hôm nay thị trường bị tác động mạnh bởi thông tin quỹ ETF VNM giảm tỷ trọng STB, VIC, VCB, DPM… và tăng tỷ trọng một số cổ phiếu như CTG (từ 7% lên 8%), VCG (từ 2,8% lên 4,08%), PVX (từ 1,92% lên 3,09%)…Đúng là hôm nay khối ngoại mua mạnh VCG, PVX, CTG đẩy các mã này tăng trần nhưng cầu tăng bao nhiêu thì bên bán lại “xả hàng” bấy nhiêu. Hiện tượng canh bán giá cao áp dụng chung cho cả PVX, VCG và CTG trong ngày hôm nay.

PVX giao dịch 15,8 triệu cổ phiếu, chiếm ¼ giao dịch của toàn sàn Hà Nội, cuối phiên PVX tăng 500 đồng và còn dư bán hơn 2,6 triệu cp; VCG mặc dù giữ được dư mua trần hơn 154 nghìn cp đến cuối phiên nhưng cũng bị bán ra 5 triệu đơn vị, CTG cuối phiên cũng chỉ có dư mua trần hơn 40 nghìn cp, sau khi bị bán ra 1,6 triệu đơn vị.

Ở chiều hướng khác, tại các cổ phiếu bị loại khỏi danh mục của các quỹ ETF (như REE), hay giảm tỷ trọng (như VCB, STB, DPM..) hôm nay các mã này đều giảm điểm, VCB giảm 500 đồng, STB giảm 300 đồng, BVH giảm 900 đồng, GAS giảm 700 đồng, DPM đứng giá. Do cả BVH, VCB và GAS mất điểm mạnh khiến VN-Index đảo chiều cuối phiên, mặc dù vậy, số mã tăng giá trên sàn HoSe vẫn áp đảo so với số mã giảm (135 mã tăng/85 mã giảm).

Chỉ số Vn30-Index vẫn tăng nhẹ 0,4% nhờ CTG tăng trần, GMD tăng 800 đồng, MSN, VNM tăng 500 đồng. SSI có lúc tăng 600 đồng nhưng cuối phiên chỉ tăng nhẹ 200 đồng.

Tại nhóm penny và midcap, TNT, PTC, NVT tăng trần, NTL, PVT đứng giá, hàng loạt cổ phiếu khoáng sản mất điểm trong đó KSH giảm sàn, HSG tăng trần, khớp lệnh 1,46 triệu cp, HQC cuối phiên chỉ tăng nhẹ 100 đồng cho dù cả phiên hầu hết khớp lệnh ở giá trần.

Bên sàn Hà Nội, VCG, VIG, THV tăng trần, VND cuối phiên chỉ tăng nhẹ 200 đồng, khớp lệnh 4,6 triệu cp. Nhóm chứng khoán như BVS, KLS, IVS, PSI…tăng nhẹ.

-------------------------------------------------------

Đóng cửa phiên sáng 11/6:

VN-Index đã có 2 lần rung lắc trong phiên sáng nhưng cuối cùng chỉ số này vẫn tăng nhẹ 0,95 điểm lên 433,85 điểm (+0,22%). Trong khi đó, HNx-Index duy trì đà tăng trên 1% cho đến hết phiên sáng, tăng 0,81 điểm lên 75,89 điểm.

Mặc dù số mã tăng giá vẫn đang áp đảo trên sàn HoSE (142 mã tăng, 105 mã đứng giá và 61 mã giảm giá) tuy nhiên mức tăng không quá ồ ạt, những cổ phiếu tăng trần chủ yếu là các penny có beta cao như HQC, HSG, NVT…GAS giảm nhẹ 200 đồng.
 

Điều đáng chú ý trong phiên sáng nay là CTG bất ngờ tăng trần lên 21.500 đồng/cp với KLGD đạt trên 1,5 triệu đơn vị. CTG tăng mạnh một phần nhờ khối ngoại mua vào hơn 495 nghìn cp này trong sáng nay. Ngoài CTG, trong nhóm VN30 có 2 mã khác tăng trần là CII và OGC. Trong khi đó, VIC, VCB, STB giảm nhẹ từ 200-1.000 đồng, SSI tăng 200 đồng, SJS tăng 1.000 đồng, PVG tăng 400 đồng…

Tại nhóm penny và midcap, HQC, HSG tăng trần, giao dịch hơn 1 triệu cp, NVT, PTC, TNT, SRC dư mua trần từ 200-500 nghìn cp, nhóm cổ phiếu bất động sản như VPH, THG, NTB, HBC..tăng trần đồng loạt, LCG, NTL tăng 400 đồng.

Nhóm khoáng sản phân hóa mạnh, KSA, KSS có lúc chạm giá trần trong phiên nhưng hiện KSS chỉ tăng nhẹ 100 đồng, KSA tăng 300 đồng, KSS, BGM giảm nhẹ 100 đồng.

Bên sàn Hà Nội, giao dịch tăng khá mạnh, đạt hơn 35 triệu cp, tương đương hơn 376 tỷ đồng. Trong đó PVX giao dịch gần ¼ khối lượng giao dịch toàn sàn (8,7 triệu cp). Hôm nay khối ngoại mua vào hơn 1 triệu PVX khiến mã này chỉ cách giá trần 100 đồng.

Khối ngoại hôm nay cũng mua vào 840 nghìn cp VCG, mã này dư mua trần hơn 1 triệu cp cuối phiên, khớp lệnh tăng vọt lên trên 3,7 triệu đơn vị.

Trong khi đó, khối ngoại bán ra 1 triệu đơn vị VND, tính ra từ đầu tháng 6 đến nay khối ngoại bán ròng gần 2 triệu cp VND, tuy nhiên mã này vẫn tăng 400 đồng lên 12.300 đồng/cp.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng nhẹ 100-400 đồng, THV đầu phiên giảm sàn, cuối phiên sáng tăng trần nhưng vẫn có dư bán hơn 450 nghìn cp.
 
--------------------------------------
 
Hàng loạt thông tin hỗ trợ công bố trong tuần qua như giảm giá xăng, giảm lãi suất xuống 9% dường như chỉ tạo được hưng phấn cho nhà đầu tư trong một thời gian ngắn. Thông tin nợ xấu ngân hàng lên đến 10% lần đầu tiên được Thống đốc NHNN thừa nhận tại Quốc hội đã tác động không nhỏ đến bên mua.

Thống kê trong phiên giao dịch cuối tuần (08/6) cho thấy số lệnh đặt bán đã tăng vọt 44,7% so với phiên trước đó, lên hơn 42.400 lệnh bán, trong khi số lệnh đặt mua chỉ tăng

10%, đạt hơn 38.000 lệnh. Trung bình mỗi lệnh đặt mua, đặt bán khoảng 3.000 cổ phiếu/lệnh, điều đó cho thấy hiện đối tượng tham gia thị trường vẫn đa số là NĐT cá nhân.

Điều đáng chú ý là khối ngoại đã bán ròng trong suốt cả tuần qua, sau khi một số quỹ ETF cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm nhẹ 0,75 điểm xuống 432 điểm. KLGD lại rơi về quanh mức 2 triệu cp, đạt giá trị 29 tỷ đồng.

Sang đợt 2, Vn-Index giảm nhẹ 1,36 điểm xuống 431 điểm. Tốc độ giao dịch của thị trường hiện ở mức khá thấp. GAS và VCB cùng giảm 500 đồng/cp đã tác động không nhỏ đến Index. Hiện trong nhóm VN30 lúc này có CII và CTG tăng điểm, trong đó CII đầu phiên tăng trần lên 33.300 đồng/cp; còn lại hầu hết đều đứng giá (BVH, SSI, VIC, VNM, PVF, DPM) hoặc giảm điểm (FPT, HAG, STB, SJS…).

Tại nhóm penny và midcap, nhóm khoáng sản đang điều chỉnh nhẹ sau khi tăng trần liên tục trong tuần qua, hiện một số mã tăng trần là SRC, PTC, TNT..

SAM, PXI, VNE đứng giá, SBS chỉ còn dư mua giá sàn.

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng nhẹ 0,26 điểm lên 75,35 điểm (+0,36%). Nhóm cổ phiếu chứng khoán đang tăng nhẹ trở lại, BVS, IVS, ORS, VND tăng 100 đồng, PVX tăng 100 đồng, VCG tăng 600 đồng, giao dịch tăng vọt lên 1,8 triệu cp, đầu phiên có lúc tăng trần do khối ngoại mua vào hơn 700 nghìn cp VCG.

THV giảm sàn sau khi tăng trần 7 phiên liên tiếp.

Tin liên quan